Chùa Yên Tử là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước. Không chỉ có cảnh đẹp hữu tình mà chùa Yên Tử còn được coi là một nơi linh thiêng được nhiều người đến để cầu nguyện và mong ước được bình an.  Là một ngọn núi cao trong dãy Đông Triều, Chùa Yên Tử là nơi tọa lạc của chùa Đồng, nơi quanh năm đều có mây bao phủ. Vì ở trên cao nên khi muốn lên chùa Yên Tử các bạn phải đi bằng cáp treo hoặc leo theo bậc thang. Đã có rất nhiều  người thắc mắc Chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang và cao bao nhiêu? Hôm nay, hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.

Chùa Yên Tử nằm ở đâu?

Chùa Yên Tử là một khu di tích bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Nơi đây thuộc địa phận của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều, quanh năm có mây bao phủ nên người ta thường gọi nơi đây với cái tên mĩ miều là Bạch Vân Sơn. Chùa Yên Tử được đặt ngay trên đỉnh núi. Chính vì thế, nó được coi là ngôi chùa cao nhất ở phía Bắc nước ta.

Chùa Yên Tử quanh năm mây mù bao phủ

Chùa Yên Tử không chỉ nổi tiếng trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Nó còn được biết đến là ngôi chùa đã được xây dựng từ lâu đời, linh thiêng đến mức chỉ cần có tâm đến nơi đây cúng bái là mọi mong muốn của bản thân có thể trở thành sự thật. Đứng trên đỉnh núi, bao bọc xung quanh là mây, các bạn sẽ ược chiêm ngắm vẻ đẹp của toàn thành phố Uông Bí và cảnh quan của các vùng lân cận. Chùa Yên Tử mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan và cúng bái. Nơi đây được coi là trung tâm của hội phật giáo nước ta.

Cách di chuyển đến Chùa Yên Tử

Để đến du lịch Yên Tử, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Quãng đường từ thành phố Uông Bí đến chùa Yên Tử không quá xa, đường đi lại dễ dàng, thông thoáng. Vì vậy, nếu muốn di chuyển bằng phương tiện cá nhân các bạn chỉ cần sử dụng định vị qua bản đồ là có thể lái xe một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Các bạn có thể đi bằng xe máy, xe ô tô, xe taxi,… đều được.

Tham khảo tour du lịch Yên Tử 1 ngày tại https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-yen-tu-1-ngay/

cách di chuyển đến Chùa Yên Tử

Hai địa điểm Tây Yên Tử và Đông Yên Tử đều nằm ngay trên quốc lộ 18. Điều này rất thuận tiện cho những người di chuyển từ Hà Nội đến chùa Yên Tử. Các bạn chỉ cần bắt chuyến xe đi Quảng Ninh hay Móng Cái là đã có thể đi qua hai địa điểm này. Nếu muốn đến phía Tây, bạn sẽ dừng tại điểm thị xã Đồng Triều. Điểm dừng là đoạn cắt giữa phố Trần Nhân Tông với QL18. Từ đây bạn bắt xe đến ga cáp treo Ngọa Vân khoảng 10km.

Với những bạn muốn đi đến phía Đông  Yên Tử thì sẽ xuống xe ở đoạn Thành phố Uông Bí. Từ đoạn chùa Trình bạn sẽ tiếp tục bắt xe đến bế xe Hạ Kiều khoảng 15km. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi đến chùa Yên Tử đều đi theo đoàn và thuê xe du lịch để đi. Các xe này chỉ cần chạy dọc theo quốc lộ 18 rồi đi theo các biển chỉ dẫn tại đây là có thể đến với chùa Yên Tử. Trong suốt các bạn đường lên chùa Yên Tử đều được chôn các biển chỉ dẫn rõ ràng. Vì thế mà các bạn không cần lo lắng về việc đi sai hoặc đi lạc.

Chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang?

Chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang là câu hỏi mà nhiều người luôn thắc mắc. Bởi lẽ ngôi chùa này được xây dựng trên núi, Muốn lên trên chùa tham quan các bạn phải đi bằng cáp treo hoặc đi bộ leo những bậc thang. Tuy nhiên để thể hiện lòng quyết tâm và thử thách bản thân, mọi người thường chọn cách leo bộ theo những bậc thang. Và quãng đường của những bậc thang vừa dài vừa cao mà không ai biết chính xác nó gồm bao nhiêu bậc.

Theo các số liệu đã được công bố, núi du lịch Yên Tử cao 106 8m và chùa Đồng được xây dựng ngay trên vị trí cao nhất của ngọn núi này. Do đặc trưng về độ cao mà quanh năm vùng đất này đều ngập trong mây và mưa lất phất. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi: ”Không biết các thế hệ xưa kia làm thế nào mà có thể xây dựng được một ngôi chùa vừa to vừa đẹp tại một nơi cao như thế?”

Chùa Yên Tử nằm trên đỉnh núi nên rất cao

Với độ cao 1068 mét, đương nhiên con đường lên đến đỉnh Yên Tử cũng không hề ngắn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đến đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là 6000 m tương đương với 6km đường núi. Để đi hết 6km đường bộ bình thường đã là một điều khó khăn. 6km đường núi thì còn khó khăn gấp bội. Để đi hết quãng đường này, thời gian đi bộ ước tính là 6 giờ liên tục, đi qua rất nhiều  bậc đá và đường rừng núi. Ngày nay, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng để đầu tư xây dựng và cải tạo lại các bậc thang này để giúp du khách có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển lên chùa.
Hiện tại chưa có thống kê chính xác chùa Yên tử có bao nhiêu bậc thang. Tuy nhiên với một quãng đường khá dài như vậy thì số lượng bậc thang chắc chắn phải lên tới con số hàng ngàn, thậm chí có thể hơn. Mọi người thường không tính được số bậc thang do trong quá trình di chuyển có thể quá mệt hoặc khi đến tháp Tổ thì rẻ vào tham quan và nghỉ ngơi tại đây. Nếu muốn leo theo đường bậc thang lên chùa Đồng các bạn không chỉ cần một sức khỏe tốt mà còn phải có lòng quyết tâm cao.

Nên đến chùa Yên Tử vào thời gian nào?

Mỗi năm, lượng du khách đến chùa Yên Tử ngày càng tăng, đặc biệt là trong mùa lễ hội. Mọi người thường đến chùa Yên Tử vào lúc này để vừa vui chơi, tham quan và cầu may mắn cho năm mới. Thời gian tổ chức lễ hội du lịch Yên Tử là vào khoảng mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Và mùa lễ hội này chỉ kết thúc vào khoảng tháng 3 âm lịch. Trên thực tế thì lúc này chùa Yên Tử đông vui và nhộn nhịp nhất.

Mặc dù vậy, nếu đi vào khoảng thời gian trên mọi người có thể gặp phải cảnh chen chúc, xô đẩy và không được phục vụ cách chu đáo nhất. Nếu mục đích của bạn khi đến với chùa Yên Tử là để cầu nguyện và khấn vái thì các bạn có thể đi vào các thời gian khác trong năm. Như vậy, các bạn vừa có thể được yên tĩnh vừa tránh được tình trạng đông đúc và cầu  nguyện được thành tâm hơn. Mặc dù chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang thì không ai rõ nhưng chắc chắn sự thành tâm của bạn khi leo lên đến chùa chắc chắn sẽ được đền đáp.

>Xem thêm:

Những địa điểm nổi tiếng ở chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là một quần thể di tích lớn với nhiều am, đền có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Mỗi di tích đều mang giá trị lịch sử và dấu ấn của thời gian riêng. Các di tích nổi tiếng ở chùa Yên Tử là:

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ ngày xưa. Nơi đây được xây dựng theo phong cách cổ kính. Hiện nay, đây là địa điểm diễn ra các khóa tu ngắn và dài ngày của những người yêu thích phật pháp. Những người mến mộ Phật pháp sẽ đến đây để học hỏi thêm và tĩnh tâm sau những ngày mệt mỏi. Các khóa tu thường không giới hạn tuổi tác và có thể diễn ra từ 3 ngày đến nửa tháng, một tháng tùy theo. Ngoài ra, thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn được biết đến là nơi có quang cảnh thoáng mát, nhiều cây xanh nên khí hậu rất trong lành, thích hợp cho các kì nghỉ ngắn ngày.

Suối Giải Oan và chùa Giải Oan

Đây là nơi thờ phụng và siêu độ cho các phi tần của nhà vua Trần Nhân Tông. Theo các điển tích thì đây là nơi các phi tần của vua Trần Nhân Tông đến và khuyên nhà vua trở về cung làm thái thượng hoàng. Tuy nhiên, sau đó nhà vua vẫn cự tuyệt nên họ đã gieo mình xuống suối để tự vẫn. Từ đó, nhà vua đã đặt tên cho dòng suối này là Giải Oan và lập chùa để cầu nguyện cho họ. Dần dần do có cảnh quan đẹp, chùa lại có thiết kế cổ kính nên nơi này dẫn trở thành một địa điểm dừng chân của du khách khi đến với chùa Yên Tử.

Suối Giải Oan và chùa Giải Oan

Chùa Đồng

Là  ngôi chùa được xây dựng trên cao và là nơi linh thiêng nhất của chùa Yên Tử, chùa Đồng là một địa điểm bắt buộc phải đến khi tham quan du lịch tại chùa Yên Tử. Chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang thì số bậc thang ấy cũng là để lên chùa Đồng. Được biết trước đây không có chùa mà chỉ là nơi thiền định hàng ngày của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau đó hơn 200 năm, phu nhân của chúa Trịnh đã cho người lên đây để xây dựng chùa để tưởng nhớ vị vua này.

Nhận thấy khí hậu quanh năm ẩm ướt ở đây mà phu nhân đã cho xây một ngôi chùa toàn bằng đồng để giữ gìn kiến trúc và tránh cho nó bị mai một theo thời gian. Cũng vì lý do đó mà mọi người mới gọi tên nó là chùa Đồng. Mặc dù vậy, trải qua hàng trăm năm, bị khí hậu tác động và ăn mòn, ngôi chùa vẫn bị phá huỷ một chút. Chính vì vậy, vào năm 2007, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã cho sửa chữa và xây dựng lại chùa Đồng để nó kiên cố hơn.

Bất cứ ai đến chùa Yên Tử mà chưa lên chùa Đồng thì coi như chưa trọn vẹn. Leo từng bậc thang lên chùa Đồng các bạn sẽ có cảm giác chinh phục. Mọi người thường cho rằng chỉ cần lên được đến chùa Đồng, chạm tay vào tượng Phật và thắp được một nén hương thì mọi lo toan sẽ tan biến và có được cảm giác thanh thản.

Thiền Viện Trúc Lâm ở chùa Yên Tử

Chùa Hoa Yên

Chùa trung tâm, cũng là khu vực lớn nhất của di tích Yên Tử. Được biết đây là nơi khi xưa Phật Hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo. Ngày nay nó được xây dựng và biến thành nơi để các tu sĩ tu hành. Chính vì vậy, đây trở thành điểm đến của các tăng ni phật tử trong cả nước.

Một số lưu ý khi đến với chùa Yên Tử

Vì Chùa Yên Tử là một ngôi chùa ở trên cao và rất linh thiêng nên khi đến đây các bạn cần phải chú ý một số điểm sau đây:

Trang phục

Mỗi khi đến một nơi linh thiêng nào đó như chùa hay đền thờ thì trang phục luôn là thứ được mọi người quan tâm nhất. Chùa Yên Tử được xem là trung tâm Phật Giáo của nước ta nên khi đến đây trang phục càng quan trọng.

Trang phục mùa đông

Thời tiết trên Yên Tử thường lạnh và có gió rét vào mùa đông do vị trí nằm ở trên cao. Chính vì thế, khi đến đây vào mùa đông,các bạn nên mang theo áo khoác thể thao hoặc áo phao thật ấm, thấm mồ hôi và quan trọng nhất nó vẫn phải nhẹ nhàng để lúc nóng cởi ra cất vào balô đeo không nặng. Đường lên chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang và số lượng bậc thang của nó khá lớn nên khi nóng các bạn hãy buộc áo ở ngang thắt lưng cho gọn. Leo Yên Tử việc cởi áo, mặc áo vào là liên tục vì khi leo thường sẽ nóng và phải cởi ra. Nhưng leo lên cao nhiệt độ thấp lại phải mặc áo vào. Cho nên tuyệt đối không mặc những loại áo mà không thể cởi được ở những chỗ đông người.

Để cho an toàn, các bạn cũng nên mang theo một bộ đồ dự phòng để dưới xe để thay vì leo núi vào mùa đông thường rất dễ bị bẩn hay bị ướt do có sương mù. Khi xuống dưới chân núi, trang phục bẩn tạo cảm giác khó chịu cho người mặc nên cần phải thay đồ cho thoải mái. Khi leo núi vào mùa đông cũng không cần mặc đồ quá chật hoặc mặc nhiều đồ vì sẽ khó khăn khi leo núi. Các bạn nên mặc đồ co giãn thoải mái hoặc quần thể thao để dễ vận động.

Trang phục mùa hè

Đến chùa Yên Tử vào mùa hè thì việc lựa chọn trang phục sẽ dễ dàng hơn. Bởi lẽ, chỉ cần ăn mặc gọn nhẹ và lịch sự là được. Vào mùa hè, đường đi của các bậc thang lên chùa Yên Tử thường sẽ mát mẻ và thông thoáng. Mùa này, lượng sương mù cũng sẽ ít hơn. Vì thế các bạn mặc càng gọn nhẹ càng tốt.

Chùa Yên Tử quanh năm mây mù bao phủ

Tuy nhiên, vì là nơi linh thiêng nên các bạn vẫn phải tránh mặc những quần áo hay váy quá ngắn. Như vậy, sẽ thể hiện được sự tôn trọng và thành tâm của mình cho nơi đấy hơn. Cũng tránh được sự phản cảm cho những người đi cùng. Các bạn có thể mang theo một chiếc ô khi leo núi để phòng khi trời nắng to hay những cơn mưa bất chợt.

Giày leo núi

Tốt nhất là nên có một đôi giày leo núi, hoặc giày ba-ta có độ bám tốt và thoải mái khi đi lại. Đường leo Yên Tử hầu hết là bậc thang đá rất đẹp và sạch sẽ nhưng việc đi đường dài sẽ dẫn đến đau chân. Tuyệt đối không nên mang giày cao gót vì bạn sẽ chẳng thể leo núi và đi bộ một cách thoải mái với đôi giày này. Giày da, giày hiệu đắt tiền cũng không nên mang vì việc leo núi và đi đường dài sẽ làm hỏng giày của bạn. Một đôi giày thể thao vừa mềm vừa thoải mái sẽ giúp bảo vệ đôi chân của bạn khi đi bằng đường bậc thang lên chùa Yên Tử.

Đồ ăn, nước uống

Đây là hai thứ cần thiết giúp các bạn bổ sung năng lượng khi leo núi. Chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang thì các bạn phải cần cung cấp đầy đủ năng lượng bấy nhiêu. Suốt chặng đường leo nhí, mồ hôi của bạn sẽ đổ ra liên tục . Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải bổ sung thêm một lượng nước lớn. Các bạn nên mua nước ngay từ dưới chân núi để tránh bị đội giá lên cao. Thông thường để leo được lên đến đỉnh núi một người cần phải cung cấp khoảng 1 lít nước. Các bạn nên bổ sung nước liên tục, tránh để khát nước mới bổ sung.

 

Ở chùa Yên Tử vào mùa lễ hội có rất nhiều người bán đồ ăn, thức uống và quà vặt. Tuy nhiên, khi leo núi các bạn chỉ nên mua một ít thức ăn khô để ăn dọc đường đi. Hãy mang mỗi người một chút thức ăn để khi nghỉ giữa đường thì có thể thưởng thức. Tránh việc mang quá nhiều thức ăn vừa nặng lại lãng phí.

Gậy leo núi

Gậy leo núi là một vật dụng cần thiết khi leo núi lên chùa Yên Tử. Ở chân núi Yên Tử sẽ có một số hàng quán rong bán gậy tre để chống khi leo. Kinh nghiệm là các bạn nên mua ở đây luôn vì leo lên trên khi thấy mệt mới mua gậy thì giá thành ở tầm này sẽ bị đội cao lên. Ví dụ ở chân núi giá gậy là 5k thì ở trên núi sẽ là 15-20k/chiếc. Khi leo núi có gậy sẽ di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ cần một cây gậy thì các bạn sẽ không phải bỏ ra công sức quá nhiều.

Một số lưu ý khác

Điện thoại hoặc máy ảnh

Khi lên chùa Yên Tử cảnh quan nơi đây cực đẹp. Chính vì vậy, các bạn nên chuẩn bị cho bản thân một chiếc điện thoại hoặc máy ảnh. Ở trên đỉnh núi vẫn có thể bắt được sóng điện thoại, các bạn có thể yên tâm chụp những bức ảnh đẹp rồi tải ngay lên facebook cho bạn bè và người thân cùng xem. Hoặc chỉ là lưu lại những khoảnh khắc, kỉ niệm đẹp để sau này nhìn lại.

Giữ vệ sinh cảnh quan

Giữ gìn vệ sinh quang cảnh của chùa Yên Tử là công việc mà ai cũng cần phải làm. Tại đây, trên dọc đường đi đều được trang bị nhiều thùng rác nếu có rác các bạn nên bỏ đúng nơi quy định hoặc bỏ vào balo để mang xuống chân núi. Lượng du khách đến chùa Yên Tử rất lớn nên nếu ai cũng không có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định thì nơi đây sẽ không còn được đẹp và linh thiêng nữa.

Mua sắm

Trong lễ hội có rất nhiều người bán lá thuốc, cây thuốc tươi. Hầu hết họ đều giới thiệu là tự tay hái hoặc đào trên núi. Nếu có thể biết chắc chắn thì các bạn hãy mua còn chỉ nghe những người đi cùng, những người trên đường nói với nhau hay giới thiệu, khen hay thì bạn đừng nên mua. Bởi lẽ, ngoài một số người bản địa đúng là tự hái tự đào thì phần lớn những người bán hàng ở đây đều không thật thà và bán hàng kém chất lượng. Nhiều người lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi. Điều này không chỉ khiến bạn mất tiền mà còn có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu sử dụng các loại lá thuốc, cây thuốc đó.

Chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang và các thông tin liên quan đến chùa Yên Tử đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết. Chắc chắn, chùa Yên Tử sẽ  là địa điểm du lịch lý tưởng và hoàn hảo cho mùa lễ hội năm nay. Chúc các bạn sẽ có được một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa đến chùa Yên Tử.